– Việc Nhà nước không có chính sách lâu dài về tiền tệ cho thị trường bất động sản đã khiến sức mua yếu dần, thị trường bắt đầu bước vào chu kỳ sụt giảm.
Các phân khúc ế ẩm
Theo báo cáo của CBRE, trong quý II/2018, nguồn cung căn hộ Hà Nội giảm 20% và số lượng giao dịch thành công giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại TPHCM, lượng chung cư tiêu thụ chưa tới 7.000 căn hộ, giảm mạnh do ảnh hưởng vụ cháy chung cư Carina, giảm 25% so với quý I và giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái.
![]() |
Đối với phân khúc Condotel, trong quý II, sức hấp thụ căn hộ nghỉ dưỡng condotel sụt giảm mạnh, đẩy nguồn cung tăng cao 60-91%. Tại các thành phố du lịch biển tỷ lệ hấp thụ căn hộ condotel ảm đạm, lượng hàng tồn kho căn hộ nghỉ dưỡng lớn trong khi nguồn cung condotel có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới với nhiều dự án được đưa ra thị trường có quy mô hơn 1.000 căn.
Đáng chú ý, phân khúc đất nền bắt đầu có dấu hiệu chững lại, trong vòng nửa cuối quý II, tại TP.HCM đất nền thuộc các quận 2, 9, Thủ Đức, giao dịch chững lại, giá đi ngang. Lưu lượng mua bán chỉ đạt khoảng 40% so với đỉnh tháng 4/2018. Thanh khoản sụt giảm gần 60% so với trước đây.
Tại Hà Nội, nguồn cung mở bán mới là 182 căn, đến từ 4 dự án, bao gồm Rose Town, liền kề Lavender, liền kề Itasco và Ecopark Grand the Island. Các dự án này đều nằm trong các khu vực phát triển, trong đó một lượng lớn là nhà liền kề nằm gần mặt phố đông đúc với tiềm năng kinh doanh lớn.
Trong quý II/2018, doanh số bán hàng chỉ đạt 223 căn từ các dự án được ghi nhận, giảm 62% so với quý trước và 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số giảm chủ yếu do nguồn cung hạn chế và chưa nhiều sản phẩm mới ra mắt.
Với tình trạng giao dịch đi xuống, áp lực cho phân khúc đất nền trên thị trường thứ cấp là có thật. Trong ngắn hạn thị trường này sẽ hạ nhiệt và kém sôi động hơn trước đây đồng thời bị bao trùm bởi tâm lý chờ đợi và hoài nghi.
Lo ngại bong bóng bất động sản
TS. Nguyễn Trí Hiếu Chuyên gia Tài chính ngân hàng khẳng định: Hiện nay, tổng dư nợ của nền kinh tế ở mức 6,8 triệu tỷ đồng. Tỷ trọng cho vay bất động sản chiếm khoảng 20% trên tổng dư nợ nền kinh tế. Điều này cực kì đáng lo ngại.
Đặc biệt, hiện nhà nước không có chính sách lâu dài về tiền tệ cho thị trường bất động sản, trong khi ngân hàng nhà nước lại siết quy mô cho vay bất động sản được xem là những rào cản nhất định cho thị trường này trong thời gian tới.
“Nếu dòng tiền liên tục đổ vào bất động sản, giá bất động sản tăng 100% trong vòng 1 năm thì rủi ro dễ xảy ra, rất có thể bong bóng bất động sản sẽ hình thành vào năm 2019”, TS. Nguyễn Trí Hiếu khẳng định.
Theo ông Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nguồn vốn đầu tư cho bất động sản được huy động theo 10 kênh khác nhau như: vốn FDI, vốn chứng khoán, vốn doanh nghiệp tự có, vốn trong dân… Nhưng hệ thống ngân hàng vẫn chiếm trên 70% lượng tiền đầu tư cho bất động sản. Đây cũng là vấn đề trong phát triển thị trường bất động sản vì nguồn vốn ngân hàng đều là nguồn vốn ngắn hạn.
Về tính ổn định, khả năng phát triển của thị trường, ông Trần Kim Chung đánh giá, nếu nhìn 10 dấu hiệu để thị trường bất động sản lung lay, bong bóng thì bây giờ có đến 8 dấu hiệu. Đó là giao dịch tăng, giá tăng, các công trình khởi công tăng, địa bàn triển khai tăng, chủ thể tăng, quy mô dự án tăng, giá trị một dự án tăng, nguồn tiền vào các dự án bất động sản tăng, truyền thông quan tâm nhiều hơn…
Khánh An
Đọc thêm
- 1 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương đang trên đà “hồi sinh”
- 2 Chiêm ngưỡng nhan sắc “chết người” của chân dài vừa được Justin Bieber cầu hôn
- 3 Lần đầu tiên, trại hè thanh niên Việt Nam tại Hà Lan được tổ chức
Nguồn: vietbao.vn