Tại buổi Toạ đàm với chủ đề “Thị trường bất động sản Đồng Nai: Nhận diện cơ hội và rủi ro” được tổ chức những ngày qua, nhiều chuyên gia cho rằng, sự bứt phá và phát triển mạnh mẽ của thị trường BĐS tại tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua có sự tác động rất lớn từ việc nhiều dự án về hạ tầng giao thông đã và đang được triển khai.
Tác động lớn từ việc nhiều dự án đã và đang triển khai
Cùng với những lợi thế nổi bật về vị trí địa lý, giao thông kết nối đang trở thành động lực không thể thiếu cho sự phát triển của thị trường BĐS. Nhận định về vấn đề này, chuyên gia địa ốc Long Phát cho biết, tỉnh Đồng Nai có ưu thế vượt trội nhờ nằm ở vị trí giao điểm của nhiều tuyến giao thông huyết mạch như, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51, tuyến đường sắt Bắc – Nam. Các tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành, Dầu Giây – Phan Thiết, Dầu Giây – Đà Lạt, Biên Hòa – Vũng Tàu. Các tuyến vành đai 3 và 4 TP. Hồ Chí Minh, cầu Phước Khánh nối Cần Giờ với huyện Nhơn Trạch cùng tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên dự kiến sẽ kết nối với Thành phố Biên Hòa.
Không những vậy, các chuyên gia công ty địa ốc Long Phát còn cho rằng bên cạnh việc tỉnh Đồng Nai dựa trên khung phát triển giao thông vùng, tỉnh còn dựa trên định hướng phát triển các trục hướng tâm, các trục vành đai để đảm bảo kết nối đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, vùng Tây nguyên – Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế. Chính định hướng này đã giúp Đồng Nai có được sức hấp dẫn cụ thể đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là khi quỹ đất tại TP. Hồ Chí Minh đang ngày càng thu hẹp. Cũng theo bộ phạn nghiên cứu của công ty bất động sản Long Phát, Đồng Nai sở hữu những điểm riêng, như có tuyền đường sắt đi ngang xấp xỉ 100 km. Từ trước đến nay, nhà đầu tư thường tập trung đường bộ mà quên mất lợi thế đường sắt trong việc vận chuyển hàng hóa. Đây là yếu tố quan trọng khi đầu tư vào BĐS Đồng Nai.
Nhận định về hạ tầng giao thông, ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản tỉnh Đồng Nai cho biết, với thị trường BĐS, hạ tầng bao giờ cũng phải đi trước và giao thông nội đô đầy đủ thì người dân mới có thể an cư. Cũng theo ông Lâm, dự án Cảng hàng không quốc tế Long thành cũng tác động mạnh mẽ tới thị trường BĐS.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, trên thế giới các đô thị vệ tinh phải nằm trong bán kính 200 km, còn Biên Hòa chỉ cách TP. Hồ Chí Minh có 30 km, đây là một lợi thế rất lớn. “Sắp tới, khi nối tuyến cao tốc nối từ ngã ba Dầu Giây ra Phan Thiết thì Long Khánh sẽ phát triển hơn. Giao thông hạ tầng của Đồng Nai rất thuận tiện, triển vọng rất tốt” ông Châu chia sẻ. Bên cạnh đó, Chính phủ đã phê duyệt dự án cầu Cát Lái nối quận 2 (TP. Hồ Chí Minh) với huyện Nhơn Trạch, cây cầu này khi hoàn thành cũng được kỳ vọng giúp BĐS huyện Nhơn Trạch sẽ cất cánh trong thời gian tới và đây là cơ hội cho nhà đầu tư.
Điểm đến của nhiều nhà đầu tư lớn
Theo nghiên cứu của công ty địa ốc Long Phát tính tới hết năm 2017, tỉnh Đồng Nai có tổng cộng 55 dự án nhà ở cung cấp gần 30.200 căn/nền trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Trong đó, thị trường thứ cấp chiếm lĩnh tổng nguồn cung của Đồng Nai với khoảng 27.600 căn/nền, hơn 90% tổng nguồn cung trong khi đó số lượng nguồn cung hiện hữu trên thị trường sơ cấp chỉ khoảng 2.600 căn/nền. Hiện hàng loạt dự án của nhiều nhà đầu tư lớn và uy tín đang được triển khai tại trên địa bàn tỉnh.
Là một đơn vị phát triển các dự án tại Đồng Nai, ông Nguyễn Minh Khang, Quyền Tổng giám đốc Công ty LDG cho biết thị trường đất nền Đồng Nai, sắp tới nhu cầu rất lớn và phát triển mạnh. Dưới góc độ đầu tư, ông Khang cũng kỳ vọng vào tốc độ phát triển và việc di dẫn sẽ tác động lớn lên thị trường BĐS. “Những năm trước, tôi đi tham quan thị trường Đồng Nai và cho rằng, thị trường này “nát bét” hết vì đầu tư tự phát rất nhiều, cứ 3.000 – 4.000 m2 là xẻ ra để bán, dẫn đến thị trường “hot” ảo. Tuy nhiên, UBND tỉnh đã có chỉ đạo kịp thời phải thay đổi hướng phát triển thị trường BĐS Đồng Nai theo quy hoạch được quản lý và minh bạch hóa tính pháp lý do đó thị trường dần ổn định và trên đà phát triển”, ông Khang chia sẻ.
Theo phân tích của giới kinh doanh địa ốc, so sánh sự tương quan về lợi thế giữa các địa phương giáp ranh TP. Hồ Chí Minh như, Long An, Bình Dương, thị trường Đồng Nai thật sự đang có lợi thế phát triển nhất. Trong đó, việc triển khai sân bay Quốc tế Long Thành được xem là động lực mới hứa hẹn cho dư địa của thị trường bất động sản Đồng Nai tiếp tục sôi động.