Hạng mục này chính là một phần trong gói dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi với các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp – hoặc còn gọi là gói dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp hay luật sư nội bộ doanh nghiệp. Để phục vụ nhu cầu về mặt pháp lý cho doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh chúng tôi cung cấp dịch vụ cực uy tín và hiệu quả.\
1. Các quy định về quyền được tạm ngừng kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp có quyền được tạm dừng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh hoặc văn phòng hoặc địa điểm kinh doanh hay cả doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh trước tiên phải làm các thủ tục thông báo trước 15 ngày kể từ ngày tạm ngừng tại Phòng đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp và các phòng đăng ký kinh doanh sở tại có văn phòng đại diện hay chi nhánh của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp chỉ có thời hạn tạm ngừng hoạt động không quá 1 năm. Với những trường hợp doanh nghiệp mong muốn được gia hạn thêm một khoảng thời gian tạm ngừng nữa thì chí có tối đa 1 năm nữa.
Với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện – các doanh nghiệp nếu như không đáp ứng đủ các điều kiện và bị cơ quan chức năng phát hiện sẽ bị yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành nghề kinh doanh đó. Mọi doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước và thanh toán các khoản nợ đối tác hay khách hàng và các bên cung cấp dịch vụ và cả người lao động ngay cả trong thời gian tạm ngừng kinh doanh.
>>> Xem thêm : mẫu thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh – Giải quyết giải thể kinh doanh – tư vấn chi tiết cách thực hiện
2. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh cần làm theo trình tự như thế nào?
Các thủ tục tạm ngừng kinh doanh bao gồm 4 bước sau đây.
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị các sơ theo pháp luật đã quy định.
Bước hai là nộp hồ sơ đã chuẩn bị ở Phòng đăng ký kinh doanh.
Bước thứ 3 – tại Phòng đăng ký kinh doanh các chuyên viên sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp.
Bước cuối cùng các doanh nghiệp sẽ nhận lại kết quả giải quyết hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh.
>>> Xem thêm : thời hạn tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp – Các câu hỏi thường gặp khi tranh chấp quyền nuôi con