Tiết lộ các kiến thức liên quan đến hiệu ứng Lenticular

0
429

Hiện nay, công nghệ 3D đang ngày càng trở nên phổ biến trong các mặt đời sống của chúng ta. Những hình ảnh có khả năng thay đổi được in trên các bao bì hay đồ dùng hằng ngày chính là một trong những sản phẩm của công nghệ 3D.  Đó là những “ hình nổi 3 chiều “ được in trên ly uống nước, tranh ảnh phong cảnh, người, động vật hay thậm chí là ảnh cưới. Muốn tạo ra những hình ảnh 3D như vậy, chúng ta cần sử dụng hiệu ứng Lenticular để tạo cách hình nổi trên một mặt phẳng.  Vậy nên, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hiệu ứng đã tạo ra những hình ảnh vô cùng thú vị này – hiệu ứng Lenticular.

Lịch sử hình thành hiệu ứng lenticular trong kỹ thuật in 3D

Sự đột phá về hiệu ứng lenticular có nguồn gốc từ 1940 khi người ta bắt đầu sử dụng các tấm lenticular để làm cho hình ảnh nổi lên trên so với bề mặt phẳng chứa hình ảnh đó, điều này một phần là nhờ vào nguyên tắc hợp thì đang phổ biến thời bấy giờ.

Hình ảnh được xử lý bằng hiệu ứng lenticular được trang bị nhiều dãi thấu kính nhỏ, thông qua những thấu kính này người nhìn sẽ quan sát được các hình ảnh, góc cạnh khác nhau của hình ảnh.

Sau đó các hình ảnh sẽ được xử lý bằng các phần mềm chuyên dụng.

Cách xử lý các hình ảnh này cũng trở nên đặc biệt hơn, thông thường cần sử dụng tới các phần mềm chuyên biệt và đặt thành dãy tại các nơi có hình ảnh.

Hình ảnh dưới thấu kính càng nhiều thì đồng nghĩa với hình ảnh được xử lý sau cùng càng có nhiều hiệu ứng đặc biệt.

Với hiệu ứng lenticular việc tạo ra video cũng trở nên đơn giản hơn, tuy nhiên điểm hạn chế của chúng là chỉ tạo ra được đoạn video ngắn chỉ khoảng 1 phút 30s.

Cách sử dụng vật liệu trong tạo hiệu ứng lenticular

Cấu trúc cơ bản của một tấm lenticular được làm từ vật liệu nhựa mỏng trong suốt như PVC, APET,..Các vật liệu thường dùng để làm các tấm lenticular là nhựa như PVC, Acrylic, Apet,.. chúng khá mỏng và nhẹ.

Bề mặt của các tấm này có cấu trúc gân với nhiều gân cả trên bề mặt trước và sau của thấu kính, với độ mỏng từ 1-3mm mà các tấm này đều có khả năng khúc xạ ánh tốt tương tự như các thấu kính khác.

Đường gân nhỏ có tác dụng rất tốt trong việc tạo ra hiện tượng hợp thị, nhờ những đường gân này mà chúng có thể tạo ra nhiều hình ảnh tùy theo góc độ khác nhau tùy theo góc nhìn của mắt.

Hiệu ứng chuyển động thường ưu tiên sử dụng loại gân dày vì chúng cho nhiều hình ảnh hơn, còn đối với loại gân mỏng người ta thường sử dụng cho việc tạo hiệu ứng chiều sâu cho ảnh vì khúc xạ ánh sáng và thể hiện hình ảnh của loại lenticular này tốt nhất.

Lenticular được ứng dụng nhiều đến mức nào trong in ấn?

Ứng dụng đầu tiên và phổ biến nhất của hiệu ứng lenticular trong in ấn là tạo ra nhiều hình ảnh 3D nổi bật trên các loại đồ vật như thước kẻ hay các loại ly, cốc,..

>>> Xem thêm : 3D Solution Product – Những lợi thế khi sử dụng hiệu ứng Lenticular bạn nên nắm

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.