Suy giãn tĩnh mạch được chữa trị như thế nào cho hiệu quả?

0
421

Rất nhiều người không hề biết về bệnh suy giãn tĩnh mạch, cho đến khi bệnh trở nặng, đi khám rồi mới tá hỏa phát hiện ra mình đã mang bệnh 4-5 năm nay mà chưa điều trị gì. Thậm chí, cả khi tình cờ phát hiện ra suy giãn tĩnh mạch rồi, không ít người vẫn bàng quang bỏ qua bệnh, vì chưa gặp ảnh hưởng gì lớn trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.

Nhưng đó đều là những quan niệm sai lầm và làm cho việc điều trị bệnh trở lên khó khăn hơn. Hãy cùng BoniVein tìm hiểu rõ hơn để phòng ngừa và trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả nhé!

  1. Không nổi gân không bị bệnh SGTM (suy giãn tĩnh mạch)

Đây cũng là hiểu lầm lớn nhất khiến bệnh khó được phát hiện. SGTM có nhiều triệu chứng: nổi gân, đau, nặng, phù, tê chân; chuột rút (tùy mạch nông hay sâu và độ suy giãn tĩnh mạch mà người bệnh sẽ có một hay nhiều những triệu chứng kể trên ); chàm chân, loét chân…Tùy theo vị trí hệ thống tĩnh mạch bị giãn mà người bệnh có hiện tượng nổi gân hay không. Nếu chỉ bị SGTM sâu sẽ không thấy nổi gân, còn khi bị SGTM nông sẽ thấy nổi nhiều gân.

  1. Nổi càng nhiều gân bệnh càng nặng

Như đã phân tích ở trên, không phải trường hợp nào suy giãn tĩnh mạch cũng nổi nhiều gân, nên tình trạng nổi gân sẽ không đánh giá được mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong thực tế nhiều bệnh nhân nổi rất nhiều gân nhưng bệnh không nặng, không xuất hiện những triệu chứng khác. Nhiều người không thấy nổi gân nhưng những triệu triệu chứng khác rất nặng làm ảnh hưởng đến đi lại và khả năng lao động. Để xác định chắc chắn độ nặng nhẹ của bệnh, bạn nên đi siêu âm tĩnh mạch để được chẩn đoán chính xác.

  1. SGTM điều trị hết triệu chứng là khỏi bệnh?

SGTM là bệnh lý mãn tính (như các bệnh đái tháo đường, tim mạch, bệnh viêm khớp hay thoái hóa khớp…) và diễn tiến theo thời gian, tất cả các phương pháp điều trị chỉ làm giảm (mất) những triệu chứng, chậm diễn tiến của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và khả năng lao động chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Vì vậy, khi dùng thuốc hay những sản phẩm tăng cường trương lực tĩnh mạch ta phải dùng liên tục và kéo dài như trong điều trị những bệnh mãn tính khác. Cũng chính vì lý do đó, các sản phẩm tăng cường sức bền tĩnh mạch và co tĩnh mạch từ thảo dược thiên nhiên lành tính như BoniVein của Canada đang là xu thế mới trong điều trị suy giãn tĩnh mạch.

  1. Có thể trị khỏi hẳn suy giãn tĩnh mạch bằng việc phẫu thuật, đốt laze…

Những biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ một số tĩnh mạch suy giãn ra khỏi hệ thống tuần hoàn do đó sẽ cải thiện một số triệu chứng của SGTM và cải thiện nhanh về thẩm mỹ (mất tĩnh mạch nổi). Nhưng trên thực tế, sau phẫu thuật bệnh vẫn tái phát, thậm chí các triệu chứng còn biểu hiện nặng hơn. Vì vậy dù có làm những biện pháp can thiệp này, người bệnh sau đó cũng nên dùng những sản phẩm tăng cường trương lực tĩnh mạch để phòng ngừa tái phát như BoniVein hay dùng thêm vớ ép y khoa.

  1. Người bệnh SGTM không nên tập thể dục.

Đây là suy nghĩ rất sai lầm! Đúng là những người đi nhiều, đứng nhiều hay ngồi nhiều rất dễ bị SGTM nhưng không tập thể dục cũng làm cho bệnh lý nặng lên. Vì khi tập thể dục rất tốt cho hệ tuần hoàn. Đi bộ nhẹ nhàng giúp cho cơ ở bắp chân bơm máu về tim tốt hơn, giảm tình trạng ứ máu ở tĩnh mạch bị suy giãn.

Để giảm tình trạng SGTM bạn nên hạn chế giữ một tư thế quá lâu, nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ hay tập bơi. Ngược lại nếu đang đau hay phù chân nhiều chúng ta nên giảm vận động một thời gian để nhanh đạt hiệu quả điều trị, nhưng sau đó nên vận động trở lại.

  1. Dùng sai cách vớ ép y khoa.

Vớ y khoa giúp tạo một áp lực thích hợp ở các vị trí khác nhau của chi, như vậy sẽ giảm được một phần nào tình trạng ứ máu trong tĩnh mạch. Muốn đạt được kết quả này áp lực do vớ tạo ra phải đủ cao, khi đó có một phần động mạch bị ép theo. Điều này làm lượng máu động mạch nuôi dưỡng chân sẽ giảm, có thể làm teo cơ nếu mang quá thường xuyên và lâu dài. Để tránh hiện tượng này nên mang vớ khoảng 2-3 giờ, cởi ra nghỉ 2-3 giờ rồi mang lại.

  1. Mới bị suy giãn tĩnh mạch nhẹ, chưa cần điều trị

Nhiều người chỉ gặp 1 vài triệu chứng nhẹ như chỉ nổi gân xanh, gân tím đỏ; hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút, lâu lâu đau tức chân, đi khám biết là suy giãn tĩnh mạch nhưng vẫn chủ quan không điều trị hay kiêng khem gì. Đến khi bệnh trở nặng, đứng lên ngồi xuống khó khăn hay không đi lại được vì đau nhức mới vội vàng tìm cách chữa trị. Khi đó vừa làm giảm hiệu quả các phương pháp điều trị, vừa tốn kém và mất thời gian hơn.

Tốt hơn hết khi có những triệu chứng nghi ngờ là suy giãn tĩnh mạch, hay công việc thường xuyên đứng lâu, ngồi lâu, đi lại nhiều, bạn nên đi khám luôn và dùng các thảo dược tăng cường sức bền tĩnh mạch như hạt dẻ ngựa, hoa hòe, diosmin và hesperidin từ vỏ cam chanh… để phòng ngừa sớm. Hoặc đơn giản hơn, bạn dùng BoniVein của Canada, bao gồm tất cả các loại thảo dược đó, bổ sung thêm cao bạch quả và cây chồi đậu giúp hoạt huyết, ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.