Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thực phẩm của con người tăng lên giúp kích thích thị trường lĩnh vực thực phẩm ngày càng đa dạng, đó cũng là nguyên nhân tại sao kho lạnh ngày càng được lắp đặt nhiều hơn.
Lắp đặt kho lạnh đang trở nên thịnh hành nhưng lắp như thế nào cho hiệu quả lại là vấn đề nan giải.
Kho lạnh chiếm diện tích khá lớn và tiêu tốn khá nhiều chi phí, để chắc rằng nó vận hành một cách hiệu quả hãy đọc những lưu ý trong bài viết dưới đây.
1. Chọn địa điểm cho kho
Quyết định vị trí kho lạnh là quan tâm hàng đầu, là công đoạn đầu tiên trong quá trình lắp đặt cho bất kỳ doanh nghiệp, nhà hàng nào.
Không chỉ để luân chuyển một cách dễ dàng hàng hóa trong kho, mà khi chọn vị trí các nhà thầu còn tính toán sao cho tiết kiệm diện tích, bảo vệ môi trường tốt nhất.
2. Các chú ý khi bảo quản kho
Để kho luôn vận hành với trạng thái tối ưu và các loại thực phẩm trong kho được bảo đảm chất lượng tốt nhất, cần lưu ý và duy trì tốt môi trường bên trong kho.
Sau sự cố mất điện hoặc mới vừa tắt thì không nên khởi động kho lại ngay, hệ thống của kho lúc này cần thời gian để cân bằng các hoạt động, chờ 5-10 phút thì khởi động lại bình thường.
Dòng điện thay đổi đột ngột do bật tắt liên tục sẽ gây hư hại đến điều hòa và hệ thống máy, chập và cháy nổ cầu chì.
>>> Xem thêm: Điện lạnh Nam Phú Thái – nguyên lý hoạt động của máy sấy lạnh – hệ thống làm mát nhà xưởng bằng hơi nước giá rẻ – Hệ thống lắp đặt kho lạnh công ty Nam Phú Thái
3. Nhiệt độ bảo quản
Nhiệt độ của môi trường bên trong kho lạnh là yếu tố quan trọng cần được lưu ý và nghiên cứu chọn lựa kỹ càng ngay khi thiết kế lắp đặt kho.
Phải căn cứ vào loại thực phẩm để chọn mức nhiệt độ phù hợp, thời gian bảo quản càng lâu thì phải duy trì mức nhiệt càng thấp và ngược lại.
4. Độ ẩm không khí trong kho
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng đối với chất lượng của các loại thực phẩm được lưu trữ trong kho.
Mỗi loại thực phẩm sẽ chịu sự ảnh hưởng của độ ẩm không khí ở mức độ khác nhau, do lượng nước trong chúng khác nhau nên quá trình thăng hoa do độ ẩm gây ra.
5. Chọn chất liệu vỏ kho
Các danh kho khác nhau sẽ sử dụng một loại vật liệu khác nhau để làm kho, tuy nhiên để tránh thất thoát, lãng phí điện nên tránh chọn bê tông, tường gạch,..
6. Chọn phương pháp thiết kế, lắp đặt kho
Cách lắp đặt truyền thống là phương pháp sử dụng phổ biến trước kia, tường kho sẽ gồm 3 lớp: Lớp vỏ bằng vật liệu xây dựng, lớp cách nhiệt và cuối cùng là lớp cách ẩm.Phương pháp này rất phức tạp và trải qua nhiều công đoạn gia công khác nhau.
Công nghệ hiện đại đã giúp thu gọn các công đoạn lắp ráp rườm rà, thông qua việc sử dụng các tấm panel tiêu chuẩn lên khung và sàn nhà kho đông lạnh.
Các ưu điểm tấm panel mang lại.
Thuận tiện lắp ráp và vận chuyển khi 2 chức năng cách ẩm và cách nhiệt được tích hợp.
Tháo ráp dễ dàng sẽ giúp ích cho việc di dời phòng lạnh.
Do kho chỉ cần khung và mái che nên các vật liệu xây dựng không cần sử dụng đến, việc lắp ráp được đơn giản hóa.
Kiểm tra định kỳ là một biện pháp hữu hiệu giúp đảm bảo cho hiệu quả hoạt động và tuổi thọ của kho.
Vì khi vận hành trong thời gian dài, không khí trong kho sẽ dần bị ô nhiễm, làm giảm chất lượng thực phẩm cũng như tác động xấu tới sức khỏe người sử dụng.
Vị trí kho nên đặt ở nơi khô ráo, ít ánh nắng và xa những chỗ có nguồn nhiệt cao như bếp nấu,.. để đảm bảo khí nóng không thể tác động vào môi trường bên trong kho.
Nhiệt độ bên trong phải được đảm bảo duy trì ổn định không đổi, tránh thất thoát nhiệt làm tiêu hao năng lượng vô ích.