Những điều cần bết về suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì? Suy giãn tĩnh mạch phổ biến nhất là ở hai chi dưới do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng nhiều của trọng lượng cơ thể khi người bệnh phải đi đứng vận động. Đây là bệnh lý mạn tính cần phải được kiểm soát suốt đời người bệnh.
Nữ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới nhiều hơn nam
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì số lượng nữ giới mắc suy giãn tĩnh mạch hai chi dưới là khoảng 70%, nghĩa là hơn gấp đôi nam giới. Tại sao lại như vậy ? Đó là do sự khác biệt về lối sống sinh hoạt cũng như thói quen làm đẹp của phụ nữ.
Công việc của phụ nữ thường gắn liền với văn phòng như: nhân viên tư vấn, bán hàng, telesales, kế toán, lễ tân… Đây đều là những công việc có tính chất phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
Hơn nữa những thói quen làm đẹp của phụ nữ như đi giày cao gót, mặc đồ bó sát… làm ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của thành các tĩnh mạch ở hai chi dưới . Thường xuyên duy trì thói quen này hằng ngày sẽ khiến cho chị em dễ bị suy giãn tĩnh mạch.
Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống
Suy giãn tĩnh mạch gây ra rất nhiều các triệu chứng khó chịu vừa ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, làm việc vừa gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin khi ra ngoài.
>>> Xem thêm: Tuyển dụng botania tư vấn về bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường nhẹ và thoáng qua: đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, vọp bẻ, chuột rút vào buổi tối, châm chích, có cảm giác như kiến bò vùng cẳng chân về đêm.
Ở giai đoạn nặng hơn hiện tượng phù chân biểu hiện mạnh hơn, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân. Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân và có thể thấy được các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da, các mảng bầm máu trên da.
Bệnh lành tính nhưng nếu có biến chứng sẽ rất nguy hiểm
Bệnh suy giãn tĩnh mạch hai chi dưới là bệnh lành tính ít khi xảy ra biến chứng. Nhưng nếu người bệnh phát hiện muộn và không điều trị, kiểm soát đúng cách thì những biến chứng sẽ rất nguy hiểm.
Biến chứng loét chân, tàn phế: bệnh giai đoạn nặng sẽ dẫn đến những thay đổi dưới da và tổ chức dưới da, các vết loét sâu xuất hiện nhiều và có thể gây tàn phế, mất khả năng vận động cho bệnh nhân.
Biến chứng huyết khối: sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, các cục máu này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác, trong đó nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp, tử vong hoặc tắc động mạch gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ
Bệnh lý mạn tính cần phải kiểm soát đúng cách
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạn tính mà người bệnh cần phải có sự kiểm soát, điều trị duy trì liên tục vì nguy cơ tái phát rất cao. Một số lời khuyên về chế độ ăn uống cũng như lối sống sinh hoạt dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là:
+Kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh béo phì, tăng cân quá nhiều
+Nên ăn tăng cường rau xanh và trái cây để bổ xung chất xơ, cùng với đó hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thức uống có cồn, chất kích thích, nước ngọt có ga.
+Các thực phẩm giúp cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết để cải thiện suy giãn tĩnh mạch người bệnh nên bổ sung hằng ngày là: cam, quýt, nho, việt quất, quả bơ, măng tây, kiều mạch…
+Ngủ kê cao chân để hạn chế ứ đọng máu xấu ở chân.
+Vận dộng đi lại nhẹ nhàng, không chạy nhảy nhiều.
>>> Xem thêm: Khuyến mại botania với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe