Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh trĩ

0
351

Đau đớn, chảy nhiều máu, đứng ngồi đều không yên… đó là những cực khổ mà tất cả người bệnh trĩ đều phải chịu đựng. Đây là bệnh lý có mức độ thường tương đối cao ở trong xã hội. Đặc biệt những đối tượng có nguy cơ lớn mắc phải căn bệnh đầy “nhức nhối” này là người hay bị táo bón, ngồi nhiều ít vận động, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và sinh con…

Hay bị táo bón dễ dẫn đến bệnh trĩ

Đa phần những người bị bệnh trĩ đều do nguyên nhân thường xuyên bị táo bón kéo dài liên tục. Khi bị táo bón, phân sẽ khô cứng chèn ép lên niêm mạc trực tràng khiến cho đám rối tĩnh mạch ở đây phải chịu áp lực lớn dẫn tới suy giãn tĩnh mạch, ứ đọng máu tại đây. Các tĩnh mạch hậu môn trực tràng sẽ dễ căng phồng và gây ra bệnh trĩ.

Hơn nữa nếu bị táo bón thì khi đi vệ sinh bạn sẽ phải tốn sức để rặn nhiều hơn người bình thường. Điều này sẽ khiến áp suất trong bụng cũng tăng lên, hậu môn và trực tràng bị đè xuống gây cản trở cho việc tuần hoàn các tĩnh mạch. Và nếu tình trạng này xảy ra liên tục sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các búi trĩ ở niêm mạc trực tràng hậu môn.

Bệnh trĩ thường gặp ở người ngồi nhiều

Do tính chất công việc hay thói quen mà một bộ phận không nhỏ trong chúng ta thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động đi lại. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ lên nhiều lần. Nguyên nhân là ngồi nhiều sẽ dẫn tới giảm nhu động và tiết dịch của hệ tiêu hóa như: dạ dày, ruột. Vì thế, thức ăn sẽ không được tiêu hóa tốt dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, phân táo lỏng thất thường.

Hơn nữa việc ngồi nhiều khiến cho áp lực vùng tĩnh mạch  vùng hậu môn trực tràng dễ dẫn tới hệ thống này bị suy yếu mà gây ra bệnh trĩ.

Người cao tuổi dễ bị bệnh trĩ

Như một quy luật tất yếu của tự nhiên: theo thời gian tuổi tác càng cao cũng đồng nghĩa với sự suy thoái lão hóa của cơ thể. Càng về già, nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau sẽ càng tăng cao. Bệnh trĩ cũng nằm trong số đó.

Sự suy yếu của cấu trúc thành mạch cũng như giảm chức năng vận chuyển máu dễ dẫn đến tình trạng suy giãn, căng phồng búi tính mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Hệ thống tĩnh mạch sẽ bị trồi ra ngoài và hình thành các búi trĩ.

Nguy cơ cao bệnh trĩ ở phụ nữ giai đoạn mang thai, sinh nở

Một số lượng không nhỏ chị em gặp phải bệnh trĩ ở những tháng cuối của thai kỳ cũng như giai đoạn sau khi sinh con xong. Điều này có đáng lo không ? Có 3 nguyên nhân chính khiến cho phụ nữ dễ bị bệnh trĩ ở trong thời kỳ này:

+Trọng lượng của thai nhi trong tử cung ngày càng tăng lên khiến cho áp lực đè nặng lên nhiều mô cơ quan, đặc biệt là các tĩnh mạch vùng chậu, khiến chúng dễ bị căng phồng, suy giãn mà dẫn tới bệnh trĩ.

+Hơn nữa phụ nữ mang thai thường phải ăn uống nhiều hơn để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho 2 cơ thể cùng lúc. Chính lượng thức ăn thừa thãi, thiếu chất xơ gây ra tình trạng táo bón, tăng áp lực lên thành ruột và vùng trực tràng hậu môn.

+Sự rối loạn nội tiết giai đoạn mang thai và sau sinh có thể khiến cho suy yếu thành các mạch máu, dễ bị căng phồng, giãn ra. Hơn nữa sự thay đổi hormon có thể làm giảm nhu động ruột dẫn tới tình trạng táo bón, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Bệnh trĩ ở giai đoạn này có thể nhanh chóng mất đi sau một khoảng thời gian nên chị em cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên phái nữ cũng nên lưu ý về cách ăn uống cũng như lối sống sinh hoạt để tránh bênh tái phát.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.