Suy giãn tĩnh mạch tay là bệnh gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch tay tuy không phổ biến như suy giãn tĩnh mạch chân (chi dưới) nhưng cũng là bệnh cần được chú ý, đặc biệt là với những người đang mắc phải bệnh lý này mà chưa hiểu rõ về bệnh. Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch tay là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả.
Suy giãn tĩnh mạch tay là gì ?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch tay là tình trạng hệ thống các tĩnh mạch ở vùng tay một bên hoặc cả hai bên bị suy yếu, giãn nở căng phồng quá mức và bị giảm chức năng đưa máu trở về tim. Đây là hiện tượng máu bị ứ đọng ở ngoại vi gây ra những biến đổi về huyết động và những biến dạng tổ chức mô xung quanh.
So với suy giãn tĩnh mạch chân thì bệnh ở tay sẽ ít nguy hiểm hơn cũng như ít gây ảnh hưởng xáo trộn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày hơn.
Các nguyên nhân gây bệnh
Sự hình thành bệnh lý suy giãn tĩnh mạch tay là do nhiều yếu tố khác nhau tác động vào từ chế độ sinh hoạt làm việc, chế độ ăn uống đến yếu tố tuổi, di truyền, nội tiết…
Chế độ sinh hoạt làm việc: thường xuyên gập tay, mang vác, bê, nâng vật nặng ở tay hoặc ngủ nghiêng đè lên tay, để tay ở một vị trí quá lâu… làm máu dồn xuống tay, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở tay, lâu ngày sẽ dẫn tới tổn thương thành mạch, các van tĩnh mạch dẫn tới giảm chức năng tĩnh mạch, máu ứ ở tay.
Chế độ ăn uống: những người thường xuyên ăn nghèo nàn chất xơ (ít rau xanh, củ, quả …), thiếu vitamin C, Vitamin E… và thói quen uống ít nước sẽ làm tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch tay.
Yếu tố di truyền: cấu trúc và sự bền vững của thành mạch máu chịu ảnh hưởng nhất định từ gen di truyền. Nếu trong gia đình có tiền sử bị suy giãn tĩnh mạch tay thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Yếu tố tuổi tác: suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở người cao tuổi do quá trình lão hóa của cơ thể làm suy giảm tính bền vững của thành mạch máu.
Hormon nội tiết: phái đẹp có tỷ lệ suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới do ở phụ nữ sự suy giảm nội tiết tố trong thời kỳ mang thai, thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh hay tình trạng rối loạn kinh nguyệt khiến cho thành mạch kém bền vững, dễ bị suy giãn.
>>> Xem thêm: Khuyến mại botania với các sản phẩm bảo vệ sức khỏe
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch tay là gì ?
Suy giãn tĩnh mạch tay sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người cũng như giai đoạn tiến triển của bệnh.
Nếu ở giai đoạn đầu khi mà các tĩnh mạch mới chỉ bị suy giãn nhẹ thì người bệnh sẽ gần như không thể phát hiện được. Một số triệu chứng đau nhức, tê tay thỉnh thoảng xuất hiện rồi mất đi nhanh chóng.
Ở giai đoạn bệnh phát triển mạnh hơn thì các triệu chứng cũng xuất hiện rầm rộ và rõ ràng hơn. Người bệnh sẽ thường xuyên đau nhức tay, tê bì cánh tay, cảm giác kiến bò trên tay hay đôi khi có cảm giác như bị côn trùng cắn. Và khi các tĩnh mạch bị giãn ra nhiều, kích thước to lên sẽ hiện rõ ở trên da những đường gân xanh tím.
Nặng hơn nữa thì bệnh nhân sẽ có các vết bầm tím do ứ đọng máu và cả những vết loét da nữa.
Cách điều trị bệnh
Hiện nay các phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nói chung bao gồm 2 loại chính là điều trị ngoại khoa và điều trị nội khoa.
Điều trị nội khoa chủ yếu là sử dụng các thuốc đường uống, có thể là thuốc tân dược hoặc các sản phẩm từ thiên nhiên. Phương pháp này được dùng phổ biến nhất cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Điều trị ngoại khoa là các biện pháp can thiệp phẫu thuật trực tiếp lên hệ thống tĩnh mạch bị suy giãn. Phương pháp này thường chỉ áp dụng khi bệnh ở giai đoạn nặng mà điều trị nội khoa không có hiệu quả.
Người bệnh cần phải chú ý đến lối sống sinh hoạt làm việc cũng như chế độ ăn uống để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả cao.
>>> Xem thêm: Sản phẩm công ty botania