Các giai đoạn của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

0
431

Tìm hiểu về các giai đoạn của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân? Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường được chia làm 7 cấp độ chính (từ độ 0 đến độ 6) tùy thuộc và tình trạng cũng như giai đoạn phát triển của bệnh. Những triệu chứng, biểu hiện suy giãn tĩnh mạch chân ở những cấp độ, giai đoạn khác nhau sẽ khác nhau. Các biểu hiện này còn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh nữa.

Các biểu hiện suy giãn tĩnh mạch chân giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu của suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm 2 cấp độ 0 và 1:

+Cấp độ 0: các tĩnh mạch đã bắt đầu suy yếu nhưng không có những dấu hiệu biểu hiện gì rõ ràng trên lâm sàng cả. Người bệnh ở độ này chỉ có thể phát hiện nếu dùng các phương pháp xét nghiệm, chụp chiếu hình ảnh.

+Cấp độ 1: Các tĩnh mạch đã bắt đầu giãn ra ( nhỏ khoảng hơn 1mm) có thể ở vùng dưới mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân… Ở độ này suy giãn tĩnh mạch chân có thể có một số biểu hiện như: ngứa chân, mỏi chân, đau chân, nặng chân khi đứng lâu, ngồi nhiều, cảm giác kiến bò trong chân… nhưng đều rất mờ nhạt, lúc có lúc không nên người bệnh thường không chú ý.

Nếu bệnh lý ở tĩnh mạch này phát hiện sớm ở các giai đoạn 0 hoặc 1 thì việc điều trị sẽ rất dễ dàng và đơn giản vì tĩnh mạch mới bị suy giãn nhẹ. Điều trị sớm ở giai đoạn đầu sẽ giúp người bệnh ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

>>> Xem thêm: Liên hệ công ty botania để được tư vấ bệnh suy giãn tĩnh mạch

Giai đoạn bệnh tiến triển

Giai đoạn tiến tiển của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm 3 cấp độ: 2, 3 và 4

+Cấp độ 2: Các tĩnh mạch giãn trên 3mm. Ngay từ giai đoạn này những dấu hiệu lâm sàng cùa bệnh suy giãn tĩnh mạch đã rõ ràng: đau nhức, nặng chân, nếu suy giãn ở tĩnh mạch nông thì sẽ nhìn thấy được ở trên da.

+Cấp độ 3: Xuất hiện hiện sưng phù chân: bàn chân hoặc bắp chân có hiện tượng sưng to, phù b chân khi đứng nhiều hoặc vào buổi chiều; thường chỉ sưng phù bàn chân, bắp chân mà không có các bộ phận khác.

+Cấp độ 4: Do ứ đọng máu nhiều ở ngoại vi nên da vùng chân sậm màu kèm theo phù chân, xơ bì, sừng hóa. Khi ấn ngón tay vào bàn chân sẽ tạo ra vết lõm.

Suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn này với các biểu hiện rõ ràng thì người bệnh sẽ hoàn toàn có thể nhận biết được. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn tiến triển thường sử dụng các thuốc đường uống để tăng cường sức bền thành mạch. Đồng thời người bệnh nên kết hợp  với chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng cách để tăng cường khả năng hồi phục cũng như hỗ trợ điều trị bệnh.

Biểu hiện suy giãn tĩnh mạch chân giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất gồm 2 cấp độ cao nhất của suy giãn tĩnh mạch:

+Cấp độ 5: Các tĩnh mạch bị suy giãn sẽ nổi chằng chịt ở trên da và bắt đầu có các vết loét ở chân.

+Cấp độ 6: Xuất hiện nhiều vết loét hơn, vết loét to xen kẽ những vết loét nhỏ. Vết loét sâu và bẩn. Da sạm màu và phù.

Nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối này thì người bệnh cần phải được nhập viện kịp thời để điều trị và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Biến chứng đáng lo ngại của suy giãn tĩnh mạch là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, các cục máu này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác, trong đó nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp, tử vong hoặc tắc động mạch gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

>>> Xem thêm: Sản phẩm công ty botania giúp hỗ trợ suy giãn tĩnh mạch

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.