Trong những tháng cuối của thai kỳ và sau khi sinh em bé, rất nhiều bà mẹ lo lắng khi nhận thấy mình xuất hiện búi trĩ ở vùng hậu môn. Đó là bệnh trĩ sau sinh. Tình trạng cũng không quá lo ngại và hoàn toàn có thể khắc phục triệt để được.
Nhận biết bệnh trĩ sau sinh
Bệnh trĩ là hiện tượng búi tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị suy giãn, sa ra ngoài và hình thành nên những búi trĩ. Bệnh trĩ có thể gặp ở phụ nữ trong và sau khi mang thai chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống gây táo bón và sự chèn ép của thai nhi lên hệ thống tĩnh mạch.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ là sự ngứa rát, đau nhức ở vùng hậu môn thường xuyên, đăc biệt là hiện tượng chảy nhiều máu khi đi đại tiện…
Vậy bệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không, cần phải chữa trị và khắc phục như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp.
Trĩ có tự biến mất ? Tình trạng này có cần đến bác sỹ không ?
Thực tế thì trĩ xảy ra ở các bà bầu là hoàn toàn bình thường và sẽ tự biến mất đi sau một khoảng thời gian mà không cần phải điều trị bằng các liệu pháp y học. Tùy thuộc vào kích thước búi trĩ cũng như sự phát triển của bệnh mà thời gian mất đi có thể là vài tuần cho đến vài tháng.
Tuy nhiên nếu bệnh trĩ gây ra rất nhiều đau đớn khiến phụ nữ không chịu được hoặc sau nhiều tháng mà vẫn không có dấu hiệu đỡ đi thì cần phải đến gặp bác sỹ chuyên khoa để chữa trị.
Nguy hiểm nhất là sự tiến triển thành bệnh trĩ huyết khối. Đây là hiện tượng xuất hiện xuất hiện cục máu đông ở gần búi trĩ gây đau nhức vô cùng. Các bác sỹ thường sẽ phải sử dụng biện pháp can thiệp bằng ngoại khoa để loại bỏ tình trạng này.
Hơn nữa sau khi búi trĩ biến mất thì bệnh trĩ có thể tái phát trở lại nếu như không có các biện pháp phòng ngừa và lối sống hợp lý khoa học.
Cách chữa bệnh trĩ sau sinh đơn giản, phòng ngừa tái phát lại
Thông thường thì bệnh trĩ sau sinh có thể tự khỏi nhưng thời gian dài hay ngắn thì không thể khẳng định được. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể thu ngắn thời gian bệnh lại, giảm bớt sự khó chịu nhức nhối bằng một số biện pháp đơn giản dưới đây:
+Tăng cường chất xơ (trái cây, rau xanh, ngũ cốc, củ quả…) trong các bữa ăn hàng ngày: chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón, làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
+Uống nhiều nước mỗi ngày: đầy đủ khoảng 1,5-2,5 lít nước.
+Hạn chế căng thẳng, stress hay những tâm lý tiêu cực: vì căng thẳng sẽ khiến cho nhu động ruột bị rối loạn, gây nhiều áp lực lên vùng hậu môn trực tràng và làm bệnh trĩ tiến triển nặng hơn.
+Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: cần phải đảm bảo rằng vùng hậu môn luôn sạch, khô thoáng không bị bẩn, nhiễm khuẩn. Nên sử dụng giấy mềm hoặc khăn lau ẩm sau khi đi ngoài và không sử dụng các loại khăn có mùi thơm, tẩm hóa chất vì dể gây kích ứng.
+Chườm lạnh: có thể sử dụng phương pháp này để làm dịu, giảm bớt sưng đau và sự khó chịu của bệnh. Dùng một túi đá lạnh, bọc trong một chiếc khăn hoặc vải mềm rồi đặt lên vùng hậu môn.
Một lưu ý nữa là sau khi bệnh trĩ biến mất rồi chị em cần phải phòng ngừa sự tái phát trở lại bằng cách duy trì chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế táo bón kéo dài, tăng cường vận động, đi lại thường xuyên…
Xem thêm: